Từ năm 2020, Bảo hiểm xã hội sẽ có 05 thay đổi quan trọng
Thay đổi mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là “BHXH”) để tính lương hưu, trợ cấp một lần.

Tăng độ tuổi hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Nội dung thay đổi

Quy định hiện hành

Quy định mới từ năm 2020

Căn cứ pháp lý

1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần.

(Lưu ý: áp dụng đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này.)

Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Khoản 1, Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

2. Tăng độ tuổi hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Từ ngày 01/01/2016 nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Từ năm 2020 trở đi nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Khoản 1, Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

3. Cách tính lương hưu hằng tháng đối với lao động nam.

Mức lương hưu hằng tháng của lao động nam nghỉ hưu vào năm 2019 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 17 năm đóng BHXH.

Mức lương hưu hằng tháng của lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 18 năm đóng BHXH.

Khoản 2, Điều 56 và Khoản 2, Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

4. Thay thế Sổ bảo hiểm xã hội bằng thẻ bảo hiểm xã hội

Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

Khoản 2, Điều 96 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

5. Hoàn thành việc xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH

Đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả nước.

Chính phủ đã giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng trình Thủ tướng Đề án “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về BHXH, bảo đảm tính kết nối, chia sẻ dữ liệu với các CSDL quốc gia có liên quan”.

Khoản 2, Điều 9 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Bảng trên là tổng hợp các điểm đổi mới quan trọng về BHXH từ năm 2020. Người tham gia BHXH, doanh nghiệp và cơ quan Bảo hiểm thuộc các trường hợp trên cần sớm cập nhật các thay đổi mới nhất để có thể nắm bắt thông tin và sẵn sàng thực hiện chuyển đổi theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Mức đóng và tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:

Tên loại bảo hiểm & Tên quỹ thành phần

Mức đóng (%)

Doanh nghiệp

Người

lao động

Người lao động là công dân

nước ngoài

BHXH

Quỹ ốm đau và thai sản

3%

0

0

Quỹ hưu trí và tử tuất

14%

8%

8%

BHTNLĐ-BNN

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

0.5%

0

0

BHYT

Quỹ bảo hiểm y tế

3%

1.5%

1.5%

BHTN

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1%

1%

x

Tổng cộng

21.5%

10.5%

9.5%

Ghi chú: “0” là: Không có trách nhiệm đóng; “x” là: Không bắt buộc tham gia

Do đó, khi doanh nghiệp phải điều chỉnh lại Thang lương, bảng lương do mức lương tối thiểu vùng tăng lên thì mức tính đóng các loại bảo hiểm cũng tăng tương ứng.






  • Tỉ giá ngoại tệ
  • Dự báo thời tiết
  • Bảng giá vàng
  • Giá chứng khoán
  • CÔNG TY CỔ PHẦN KYCONS
    Trụ sở chính: R2.108, Tòa nhà Florence, 28 Trần Hữu Dực, P. Cầu Diễn,Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    Số điện thoại: (+84)24-37872101
    @2021 kycons.com.vn